Trong một trường hợp mắc các bệnh lý về hậu môn trực tràng bắt buộc người bệnh phải cắt bỏ đại tràng và sử dụng hậu môn nhân tạo để có thể đưa chất thải ra ngoài. Chính vì thế, việc có những kiến thức sơ lược về hậu môn nhân tạo mà bạn phải biết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết.
Việc quyết định gắn hậu môn nhân tạo vào cơ thể dù tạm thời hay vĩnh viễn điều ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như chất lượng của sống của người bệnh. Tìm hiểu về hậu môn nhân tạo sẽ giúp cho người bệnh có thêm được những cơ sở để tiến hành điều trị.
Hậu môn nhân tạo là như thế nào?
Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết, hậu môn nhân tạo là một chỗ mở chủ động ở đại tràng hay hồi tràng trên thành bụng, phân sẽ di chuyển trong ruột qua chỗ mở này để thoát ra ngoài.
Biện pháp này được thực hiện nhằm thay thế hậu môn thật trong một số trường hợp phải phẫu thuật hoặc có vấn đề ở đại - trực tràng. Tuy nhiên, hậu môn nhân tạo thường không có van hoặc cơ nên thường không kiểm sót được sự di chuyển của phân khi đẩy ra ngoài.
Để tránh nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh một số trường hợp sau người bệnh nên tiến hành gắn hậu môn nhân tạo.
+ Ung thư đại tràng, hậu môn khi được khám và chỉ định ung thư đã phát triển đến giai đoạn nặng, không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u được nữa.
+ Một số trường hợp đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng hoặc quá yếu (trường hợp này có thể chỉ gắn hậu môn nhân tạo một thời gian nhất định).
Trường hợp bệnh ở hậu môn trực tràng nặng có thể sẽ cần đến gắn hậu môn nhân tạo
+ Một số bệnh lý liên quan đến đại trực tràng như: viêm loét trực tràng, viêm túi thừa đại tràng, polyp hậu môn, rò hậu môn trực tràng,...
+ Ngoài ra, một số trường hợp bị dị dạng hậu môn trực tràng bẩm sinh cũng rất có phải tiến hành gắn hậu môn nhân tạo.
Thông thường sẽ tùy vào vị trí bệnh và cơ địa người bệnh các chuyên gia sẽ tiến hành đặt hậu môn nhân tạo ở vị trí thích hợp và an toàn nhất. Một số vị trí thường được đặt hậu môn nhân tạo như:
+ Những vị trí dễ quan sát và chăm sóc.
+ Không đặt ở những vị trí gần thắt lưng quần.
+ Không nên đặt gần sẹo cũ hoặc chỗ gồ xương.
+ Ở vùng thành bụng phẳng để dễ dán túi.
Các chuyên gia cho biết thêm, nếu không quá trình gắn hậu môn nhân tạo có xảy ra sai sót hoặc sau phẫu thuật không được chăm sóc kỹ càng có thể gây ra một số biến chứng sau:
+ Chảy máu ngay vết thương gây nhiễm trùng tại vết mổ dẫn đến hoại tử.
+ Có thể gây hậu môn nhân tạo hoặc hậu môn nhân tạo bị tụt vào trong xoang bụng.
+ Một số biến chứng về bệnh lý khác như thoát vị quanh hậu môn nhân tạo, tắt ruột hay lỗ hậu môn nhân tạo bị hẹp,...
Chính vì thế, các chuyên gia khuyên rằng sau khi gắn hậu môn nhân tạo mà cơ thể có những dấu hiệu bất thường người bệnh nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám hậu môn nhân tạo nhanh chóng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Khám định kì theo chỉ định của chuyên gia để tránh những biến chứng nguy hiểm
Ngoài ra, sau khi phẫu thuật người bệnh cũng cần chăm sóc vùng hậu môn cẩn thận, tuân thủ theo những chỉ định của chuyên gia về thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, luôn theo dõi và khám hậu môn nhân tạo thường xuyên để việc phục diễn ra nhanh chóng và an toàn.
Trên đây là những thông tin sơ lược về hậu môn nhân tạo mà bạn phải biết do các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cung cấp, hy vọng giúp người bệnh có thêm được những kiến thức bổ ích đối với sức khỏe chính mình.
Nếu còn những thắc mắc liên quan đến việc gắn hậu môn nhân tạo, các bệnh lý hậu môn trực tràng hay muốn biết cắt trĩ đau không?... hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào bảng chat bên dưới hoặc để lại số điện thoại để được các chuyên gia liên hệ hỗ trợ tư vấn cụ thể.